Giáo dục - Tuyên truyền

Chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2023)

Cách nay 93 năm – ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh – hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay). Trong suốt 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở mỗi thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam 18.11.1930 đã trở thành Ngày truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” được tổ chức trọng thể hàng năm trong khắp cả nước.

Lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là quá trình hình thành, hoàn thiện và phát triển về lý luận, phong trào và tổ chức. Dưới ngọn cờ của các tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, nhân dân ta đã đoàn kết tiến hành các phong trào đấu tranh cách mạng, mà sự ra đời của Mặt trận Việt Minh ngày 19.5.1941 là bước trưởng thành vượt bậc của Mặt trận về cả đường lối, tổ chức và hoạt động, làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 2.9.1945, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng và sự phát triển của Mặt trận Dân tộc thống nhất, ngày 29.5.1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập – đây là bước phát triển mới của Mặt trận Dân tộc thống nhất. Thực hiện Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt đã ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, sát cánh bên nhau, đẩy mạnh mọi hoạt động, xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng nhằm mục tiêu chung là kháng chiến thắng lợi, giành độc lập dân tộc. Việc thống nhất Việt Minh và Liên Việt trở thành yêu cầu khách quan của kháng chiến và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Ngày 3.3.1951, Đại hội toàn quốc Mặt trận thống nhất Việt Minh – Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt) được tiến hành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Liên Việt đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất. Quá trình kháng chiến toàn dân, toàn diện làm cho Mặt trận Dân tộc thống nhất không ngừng lớn mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh to lớn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến thắng lợi cuối cùng.

Bước vào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, ngày 10.9.1955, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua Cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước để đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra sức vận động các tầng lớp nhân dân thi đua yêu nước, tham gia khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa, hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ở miền Nam, từ cao trào đấu tranh của nhân dân miền Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, ngày 20.12.1960, Mặt Trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam được thành lập ngày 20.4.1968 đã tập hợp rộng rãi các tầng lớp, giai cấp, tôn giáo, dân tộc và mọi người dân yêu nước.

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30.4.1975, từ ngày 31.1 – 4.2.1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã thông qua chương trình chính trị và điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân, phát huy nhiệt tình cách mạng và tinh thần làm chủ, động viên nhân dân hăng hái tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, xây dựng Hiến pháp chung của cả nước; tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục thiên tai, phát triển kinh tế…

Nêu cao vai trò, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, đó là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tăng cường củng cổ liên minh chính trị, xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tăng cường đồng thuận xã hội, thúc đẩy tinh thần thi đua sáng tạo, phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giữ vững hòa bình, bảo vệ vững chăc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [1].

Để đạt được mục tiêu trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên xác định:

Thứ nhất, tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để kịp thời phản ánh đến các cơ quan Đảng, Nhà nước; theo dõi, giám sát và đôn đốc việc xử lý, giải quyết.

Thứ hai, vận động nhân dân thi đua học tập, lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước. Vận động nhân dân phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, thi đua học tập, lao dộng sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát huy tài năng, sáng kiến, giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng, cùng Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành vượt qua khó khăn, thách thức, tạo đà tăng trường vững chắc của nền kinh tế quốc gia, cải thiện nâng cao chất lượng toàn diện đời sống nhân dân. Vận động nhân dân tâng cường tự quản, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc; tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp; gương mẫu chấp hành pháp luật, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, đẩy lùi tiêu cực, tội phạm và tệ nạn xã hội. Phát huy truyền thống tương thân tương ái; thực hiện công tác đền ơn, đáp nghĩa, bảo đảm an sinh xã hội; triển khai các hoạt động cứu trợ, nhân đạo từ thiện, vận động giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại do thiên tai, hoạn nạn.

Thứ ba, thực hiện dân chủ, đại diện, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí, góp phần xây dụng Đảng, chính quyền trong sạch vũng mạnh. Tiếp tục vận động, phát huy vai trò nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; tổ chức góp ý và tập hợp ý kiến của nhân dân tham gia vào các dự ứiảo văn kiện và sáng kiến tham gia xây dụng Đảng, xây dựng đất nước vào dịp đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Phối hợp hoàn thiện các quy định pháp luật, tổ chức và vận động cử tri, nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm ưong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026; nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức tiếp xúc cử tri. Phát huy vai trò của Mặt trận và sức mạnh của nhân dân ừong tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tăng cường giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, phản biện dự thảo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thứ tư, tăng cường đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân theo phưong châm “chủ động, sáng tạo, hiệu quả”, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của Đảng, tăng cường ngoại giao của Nhà nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách ngoại giao của Nhà nước; tạo sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Thứ năm, tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kiện toàn Ủy ban Mặt trận các cấp với thành phần, cơ cấu họp lý để Mặt trận thực sự là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, đại diện tiêu biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ cơ quan chuyên trách Mặt trận các cấp phù họp với chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh, gọn, hoạt động hiệu quả. Xây dựng đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên nghiệp, tâm huyết và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của công tác vận động quần chúng. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ chuyên trách; phát huy mạnh mẽ vai trò của đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Tư vấn, Ban Tư vấn, Ban công tác Mặt trận ở địa bàn dân cư. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận trên cơ sở đổi mới toàn diện các mặt công tác, các lĩnh vực hoạt động của Mặt trận.

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt động Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở Quận Gò Vấp luôn thể hiện tốt vai trò cơ sở chính trị của chính quyền Nhân dân; đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vận động Nhân dân thực hiện đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước của dân, do dân và vì dân; thực hiện mở rộng hoạt động đối ngoại Nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế; không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm 2023 – năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận Gò Vấp nhiệm kỳ 2019 – 2024, thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo của Quận ủy và ngành dọc cấp trên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận Gò Vấp và các tổ chức thành viên cơ sở phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện tốt vai trò nòng cốt vận động nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân, các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng tham gia góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh ở địa phương. Cùng với Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp tiếp tục làm tốt công tác tập hợp quần chúng, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia hưởng ứng các hoạt động cao điểm “500 ngày thi đua chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3.2.1930 – 3.2.2025” và “50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30.4.1975 – 30.4.2025”; thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch – xanh và thân thiện môi trường”; Tích cực ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo quê hương”, “Vì tuyến đầu Tổ quốc”; phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phụng dưỡng các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, thương binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn; Tham gia đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” giúp đỡ, chăm lo, hỗ trợ người có khó khăn trong cuộc sống, động viên và chăm lo kịp thời đồng bào dân tộc thiểu số; Hưởng ứng tích cực phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, góp phần phòng chống các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu kéo giảm tội phạm… Đặc biệt là phát huy tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, chung tay xây dựng và thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ xây dựng, phát triển Quận và Thành phố theo tinh thần Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội, tích cực xây dựng “Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh” trên địa bàn để việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong Nhân dân, trong các cơ quan, đơn vị… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, chính quyền các cấp tăng cường thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các loại hình cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt công tác Dân tộc – Tôn giáo… Lãnh đạo tổ chức tốt ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu dân cư, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, thể hiện vai trò to lớn của Mặt trận Tổ quốc trong công cuộc xây dựng Quận nhà có chất lượng sống tốt, văn minh – giàu đẹp – nghĩa tình, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận Gò Vấp lần thứ XIII, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XII và Ðại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ôn lại truyền thống vẻ vang của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 93 năm qua là dịp để chúng ta tiếp tục kế thừa và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, coi đó là nhân tố cơ bản để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bài liên quan

Back to top button